Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Sunderland, 03h00 ngày 4/2: Cầm chân nhau
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Estrela vs Benfica, 3h30 ngày 3/2: Đẳng cấp lên tiếng -
Chương trình Đại sứ nhân Ái Việt Nam được tổ chức bởi Tạp chí Tình thương và Cuộc sống nhằm mục đích tìm kiếm, tôn vinh những dự án nhân ái chất lượng, đóng góp thiết thực cho cộng đồng. Hương Hoàng trở thành Đại sứ nhân ái Việt Nam 2019Trong hơn 200 hồ sơ dự án gửi về, dự án xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao của hoa khôi Hương Hoàng đã nhận được sự ủng hộ và đạt điểm tuyệt đối 19/19 của Hội đồng thẩm định và ban giám khảo.
Á hậu – Diễn viên Trịnh Kim Chi trao chứng nhận cho Hoa khôi Hương Hoàng tại chương trình. Hương Hoàng là cái tên gắn liền với nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa. Cô thường xuyên thực hiện chương trình từ thiện cho các bệnh nhân nghèo, những người có hoàn cảnh không may, người vô gia cư... Đặc biệt dự án xây dựng điểm trường từ thiện mang chính tên mình của hoa khôi Hương Hoàng khiến nhiều người cảm phục tấm lòng nhân ái của người đẹp.
Hương Hoàng hiện sinh sống tại Pháp cùng chồng và các con. Ngoài việc kinh doanh, cô còn nỗ lực vì mong muốn có thể làm được nhiều việc thiện nguyện cho cộng đồng.
Hầu hết mọi hoạt động thiện nguyện của Hương Hoàng đều do cô tự mình cố gắng lao động và chia sẻ với cộng đồng. Tại chương trình vừa qua, người đẹp cũng lần đầu tiên chia sẻ về câu chuyện của chính mình. Trong lúc khó khăn nhất, cô may mắn nhận được sự hỗ trợ 3 triệu đồng từ người thầy để chi trả viện phí. Số tiền 3 triệu đối với nhiều người có thể không là gì nhưng với nhiều hoàn cảnh khó khăn thì 3 triệu đồng mang ý nghĩa vô cùng lớn, có thể cứu sống được cả tính mạng.
Từng trải qua khoảng thời gian ấy, hoa khôi Hương Hoàng lại càng hiểu sâu sắc hơn về giá trị của sự cho đi.
Sau này khi kết hôn với chồng người Pháp, sinh sống tại Paris và gây dựng sự nghiệp thành công, hoa khôi Hương Hoàng đã tự mình thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa.
Đặc biệt khi các con của mình được đón nhận những phúc lợi xã hội, điều kiện sống hiện đại, tiên tiến, hoa khôi Hương Hoàng lại đau đáu về cảnh khó khăn, thiếu thốn của các em nhỏ vùng cao tại quê nhà.
Ca sĩ Nguyên Vũ là một trong những thành viên của hội đồng ban giám khảo. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, hiện tại Hương Hoàng đã khánh thành 2 điểm trường ở vùng cao cho các em nhỏ vùng cao.
Tại chương trình tìm kiếm Đại sứ nhân ái lần này, Hương Hoàng chia sẻ về dự án của mình với mong muốn lan tỏa hoạt động mang nhiều ý nghĩa này.
Đây chính là việc làm thiết thực, tạo điều kiện để công tác giảng dạy tốt hơn, tạo nền tảng tiếp nhận tri thức cho thế hệ tương lai của đất nước.
Bích Ngọc
Á hậu Yan My làm từ thiện giúp trẻ bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông
Hôm qua (ngày 14/9) tại TP.HCM đã diễn ra ngày hội từ thiện Mottainai của báo Phụ nữ Việt Nam.
"> -
Cuối buổi, tôi men theo lối nhỏ từ phòng học đến khu nội trú của giáo viên để gặp thầy. Tấm áo thầy traoThầy nhờ tôi giúp thầy, may chiếc áo cho... chính tôi. Rồi thầy đưa tôi xấp vải trắng, bảo đó là xấp vải thầy được tặng dịp 20/11 trước đó, không dùng đến. Thầy muốn tôi có áo mới, kịp đón Tết. Tôi nghe xong, vừa mừng, vừa xúc động đón nhận xấp vải trắng còn thơm mùi vải. Tôi cúi đầu cảm ơn thầy. Lòng vui như Tết.
Có lẽ, dẫu chỉ dạy bộ môn, nhưng thầy quan sát thấy tôi mặc hoài một hai chiếc áo, lại cũ kỹ, thâm kim. Có lẽ thầy nghe nhiều người "đồn" về tôi, một cậu học trò nghèo thiệt nghèo, vượt khó đến trường nên cảm thông, muốn chia sẻ...
Bấy giờ nhà tôi nghèo thiệt. Ngoại tôi 70 tuổi, lụm cụm, bệnh đau quanh năm không làm gì được. Má tôi ngoài bốn mươi nhưng cũng không khá hơn, lại đóng vai trò trụ cột. Hồi ấy, mỗi đầu năm học má đều vô xã chứng giấy xác nhận gia đình mình thuộc hộ "Đói" để tôi được miễn học phí.
Tết đến, có nhiều năm má tôi phải mua chịu ký thịt heo, chờ đến mùa lúa mới đong thóc trả cho người ta. Những bữa chợ cuối năm, má cắt buồng chuối sau vườn, bắt con gà trống tơ đem bán rồi mua mấy lọn giấy mới dán bàn thờ, ít bánh mứt cho có không khí... Những cái Tết nghèo ấy tôi nhớ mãi. Do vậy, xấp vải may áo mới thầy tặng là món quà tuyệt vời nhất tôi nhận được bấy giờ.
Tôi đem xấp vải về kể, má và ngoại nghe xong cũng xúc động, dặn dò: "Con thấy ai cũng thương và ủng hộ con hết, nên phải cố gắng lên nghe". Ngoại tôi động viên, "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời" để tôi không nản lòng bỏ cuộc.
Tháng 7 năm ngoái, nhân dịp 20 năm rời trường phổ thông trung học, tôi và các bạn trở lại trường xưa. Gặp thầy và bạn, tôi lại nhớ về xấp vải trắng và chuyện tấm áo Tết thầy trao. Nhờ món quà của thầy mà năm đó, má tôi kịp may cho tôi chiếc áo học trò tinh tươm, vừa mặc ăn Tết vừa mặc đi học.
Tôi không phải là người giàu có nhưng so với năm tháng đó, cuộc sống đã tương đối ổn định. Có một công việc yêu thích và chút ít niềm vui trong cuộc sống nhờ thực tập "ít muốn, biết đủ". Tôi nhớ thầy và tấm áo ngày nào nên thỉnh thoảng cũng tập tành chia sẻ, học làm người tử tế.
Quan sát thấy được khó khăn của người. Tinh tế trao món quà để món quà không chỉ mang giá trị vật chất thông thường, mà còn mang cả động lực tinh thần cho người nhận, "của cho không bằng cách cho" - tất cả cần có tâm lớn. Đó là bài học lớn nhất tôi nhận về khi thầy trao cho xấp vải may đồ Tết.
Bạn có những người thầy thật dễ thương như vậy không?
Tôi nghĩ, trong suốt cuộc đời của mình, chắc ai cũng có những người thầy đặc biệt. Có thể thầy không giúp học trò có áo Tết như tôi nhưng đã đỡ nâng người học bằng phương diện khác. Một lời khuyên đúng lúc. Một cuốn sách vừa tầm. Một lời nhắc nhở nghiêm khắc đủ chạm vào trái tim khiến học trò không còn "cá biệt" nữa... Rất nhiều câu chuyện ký ức ấy đọng trong trái tim học trò mà có khi thầy đã không còn nhớ, hoặc xem đó là việc-bình-thường.
Trong dịp Tết Nguyên đán, mùng ba được ấn định là "Tết thầy" theo truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt - là dịp để nhớ ơn người trao truyền tri thức, đạo đức trên bục giảng, ở nhà trường. Truyền thống này theo tôi rất hay, cần gìn giữ và nên phát huy giữa bối cảnh mối quan hệ thầy trò hiện tại đang có những biểu hiện theo chiều hướng không tốt.
Vai trò của người thầy từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây luôn quan trọng trong việc quyết định nhân cách của học trò. Ngoài truyền dạy kiến thức và lý thuyết thì "thân giáo", tức cốt cách, lối sống, "nói đi đôi với làm" trong ý nghĩa con người mô phạm sẽ giúp học trò mình tiến bộ. Nếu có may mắn gặp thầy cô tốt, người học trò đã tốt đã giỏi sẽ càng giỏi, càng tử tế, tốt đẹp hơn.
Không phải tự nhiên mà người Việt đặt người thầy vào "diện" tri ân báo ân trong mỗi dịp Tết Nguyên đán - đầu năm mới: Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy. Cha mẹ cho mình thân thể, nuôi mình khôn lớn, thầy cô cho mình tri thức, đạo đức để hoàn thiện bản thân. Nếu thiếu cái chữ, đạo làm người, lẽ sống và lý tưởng sống đẹp, không được thổi bùng khát vọng, nuôi lớn ước mơ thì con người đó khó trở thành người hữu dụng.
Ngày nay, dù vai trò người thầy không còn lớn như trước nhưng tình thầy trò, đạo đức về báo ân vẫn luôn cần nhắc nhớ để neo giữ tâm hồn người trẻ lại. Tất nhiên, để có sự tri ân sâu sắc của trò thì thầy cũng phải ra thầy, có tầm có tâm để học trò có chất liệu nuôi dưỡng tâm hồn. Không thể đòi hỏi một sự biết ơn nếu người lớn không gieo được hạt giống tốt lành cho người nhỏ, dù là trong mối quan hệ nào.
Một hành động có tâm của thầy có thể là bệ phóng cho một con người.
Lưu Đình Long
"> -
Cũng giống như tang lễ của Thiền sư cách đây tròn hai năm, lễ đại tường (mãn tang) được tổ chức đơn sơ, tiết kiệm và phẩm vật dâng lên thầy được khuyến khích là năng lượng tu tập, sự chánh niệm trong hành trì của môn sinh. 'Đừng xây tháp cho thầy'Hai năm trước, tang lễ Thiền sư diễn ra theo nghi thức "tâm tang", không rình rang nhạc lễ, không hoa trái rườm rà. Ấn tượng nhất chính là lời di huấn với môn sinh, đệ tử: đừng xây tháp cho thầy.
"Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy", Thiền sư từng dặn lại.
Lời căn dặn của Thiền sư là một bài học quý giá và cũng là câu chuyện văn hóa trong ứng xử với tập tục địa táng ở ta. Tôi nhiều lần trò chuyện với một số phật tử, hỏi họ về việc thích chôn cất sau khi mất hay hỏa táng, có những người vẫn giữ tâm nguyện được địa táng trên đất nhà hoặc nghĩa trang. "Hỏa táng sợ nóng chịu không nổi". Tôi đã giải thích, "chết rồi mà nóng gì nữa, lúc sống, thần kinh mình còn hoạt động thì mới có cảm giác nóng lạnh chứ".
Nhưng phật tử lớn tuổi thường không chịu nghe như vậy, có lẽ do truyền thống "sống có nhà, chết có mồ" đã ăn sâu vào tâm thức. Và có những người vẫn còn chưa chấp nhận sự thực rằng, khi đã chết thân mình đã hư hoại, nên hỏa táng hay địa táng cũng chỉ là hình thức xử lý tử thi mà thôi. Vấn đề là chọn hình thức nào lợi lạc hơn, mang lại giá trị cho cả người sống.
"... Đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy". Thông điệp này với tôi là bài pháp cuối cùng cần được nhắc nhớ và ứng dụng rộng rãi.
Với lòng hiếu kính đối với ông bà, thầy tổ thì con cháu, học trò luôn muốn dành những điều tốt nhất cho người khuất. Nghĩa tử là nghĩa tận nên việc chuẩn bị lễ tang hay các tuần thất liên quan cũng luôn muốn tốt nhất, từ trang trí đến cúng kính.
Ở TP HCM, 9 năm trước (2015), Chủ tịch UBND TP từng có quyết định số 14/2015-QĐ-UBND về việc hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng trên địa bàn Thành phố. Có nhiều mức hỗ trợ tùy đối tượng, thấp nhất 1,5 triệu đồng cho một trường hợp. Với chính sách này, TP HCM đã đi đầu trong nỗ lực thay đổi truyền thống tổ chức tang lễ, từ chôn cất sang hỏa táng. Trước đó, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ cũng có quyết định, phê duyệt đề án khuyến khích hỏa táng.
Hỏa táng là hình thức văn minh, tiến bộ hơn so với địa táng truyền thống với những ưu điểm như tiết kiệm đất đai, bảo vệ môi trường, giảm chi phí tổ chức... Các địa phương khác có thể cùng góp tay thực hiện chủ trương khuyến khích hỏa táng này.
Vài năm trước, khi thực hiện đăng ký hiến tạng, phần đề nghị lo hậu sự sau khi hiến có gợi ý về hình thức an táng, tôi đã không ngần ngại chọn hỏa táng và ghi thêm: gửi vào chùa hoặc rải xuống sông.
Tôi nghĩ, điều quan trọng nhất là khi sống mình có vui vẻ, hạnh phúc, có ích gì cho những người xung quanh và cho cuộc đời không, còn lúc đã chết rồi thì nên chọn một nghi lễ giản đơn, cách an táng đỡ tốn kém nhất. Tôi tâm niệm, đó cũng là nỗ lực đóng góp cuối cùng của bản thân, ít nhất là dành cho người thân thương mình, để họ không nặng nề lễ nghi, tốn kém vì mình thêm nữa.
Lưu Đình Long
">